Chuyên đề cô Thịnh

Tháng Ba 11, 2019 7:07 sáng

CHUYÊN ĐỀ RÈN CHỮ VIẾT VÀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TIỂU HỌC

  1. Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học:
  2. Tầm quan trọng của việc rèn chữ viết:

Mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn  học sinh ở các khối lớp sẽ có những bài viết đẹp. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.

  1. Những phương pháp sử dụng trong dạy luyện chữ:
  2. Phương pháp kể chuyện nêu gương:

Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết, cần nêu ngay những gương người thật, việc thật.

  1. Phương pháp đàm thoại gợi mở:

Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời.

  1. Phương pháp trực quan:

Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.

  1. Phương pháp luyện tập thực hành:

Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh. Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi.

 3.Những việc cần làm khi  rèn chữ viết cho học sinh:

  1. Tư thế ngồi và cách cầm bút đúng:

Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp trước hết cần hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng… nếu ngồi viết không ngay ngắn.

  1. Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản:

-Từ những nét cơ bản này,  các chữ cái sẽ được tạo thành.  Nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy  phải giúp các em nắm chắc và củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút.

  1. Hướng dẫn viết nối nét và dấu thanh:

    Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên.

Cần hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước sao cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá hoặc xa quá đều không đẹp.

Dấu thanh không được viết to quá, nhỏ quá và phải viết đúng vị trí gần chữ nhưng không được dính vào chữ.

  1. Đối với giáo viên:

– Đối với mỗi giáo viên đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh.

– Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn và đẹp.

– Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học, sưu tầm chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học.

– Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc rèn chữ giữ vở.

  1. Công tác chủ nhiệm lớp:
  2. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp:

Giáo dục cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trương giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. Xuất phát từ mục tiêu chung đó, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể nói “là khâu then chốt, quyết định” việc nâng cao chất lượng học tập của các em.

  1. Những điều kiện để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:

Để có kế hoạch sát với thực tế, cần tìm hiểu rõ về:

– Mục tiêu và nhiệm vụ năm học.

– Kế hoạch giáo dục chung của trường.

– Kế hoạch công tác Đoàn TN, Đội TNTPHCM nhà trường.

– Hệ thống cộng tác viên để thực hiện các mặt giáo dục.

– Đặc điểm tình hình của lớp

– Đặc điểm của gia đình học sinh

  1. Lập kế hoạch hoạt động:
  2. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp
  3. Xác định mục tiêu phấn đấu chung của lớp: Chỉ tiêu cần đạt, kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém….

– Xây dựng tập thể lớp.

– Các hoạt động giáo dục

  1. Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm: Để GD HS có hiệu quả thì GVCN phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. Đúng như K.Đ Usinki đã nói rằng: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó bất kỳ người GVCN nào cũng phải làm công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách như sau:

– Nghiên cứu lý lịch học sinh

– Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: Học bạ, các biên bản họp tổ lớp, các bản tự kiểm điểm, các sản phẩm do chính học sinh làm ra……

– Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp.

-Trao đổi với GVCN và các GV bộ môn của năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh.

– Trao đổi với các lượng GD khác nếu như cần: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh…….

– Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung, về những cá nhân học sinh mà GVCN có ý định từ trước.

– Trao đổi với cha mẹ học sinh

  1. Xây dựng tập thể học sinh tự quản:

Đây là một trong những nội dung công tác quan trọng của người GVCN lớp. Công tác chủ nhiệm giỏi được đánh giá bởi việc xây dựng một tập thể học sinh thực sự có khả năng tự quản mọi hoạt động của mình. Vì vậy GVCN khi xây dựng tập thể học sinh, cần tiến hành theo một quy trình chặt chẽ.

– Yêu cầu của việc xây dựng tập thể học sinh tự quản.

– Xây dựng một tập thể học sinh tự quản mà nòng cốt của nó là đội ngũ cán bộ lớp có kĩ năng điều hành các hoạt động của tập thể mình.

– Tạo được không khí tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức làm chủ ở mọi học sinh.

– Hình thành ở học sinh những kĩ năng tổ chức cơ bản như:

+ Kĩ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động.

+ Kĩ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch đó.

+ Kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.